Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ
Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ (07/07/2014 - Đã xem: 1491)

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng dự thảo luật phải tính đến trách nhiệm của nhà quy hoạch, trách nhiệm của nhà điều chỉnh thị trường, trách nhiệm của nhà cấp phép…
Cơ quan quản lý không thể vô can
“Các cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng sống dở chết dở hiện nay của thị trường bất động sản, nhưng trong báo cáo tổng kết thi hành luật thời gian qua không thấy nêu câu nào cả” - ông Quyền nói. Theo ông Quyền, việc cấp phép bừa bãi, cấp phép không có kế hoạch, không trên cơ sở cung cầu thị trường…dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của thị trường bất động sản thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm. “Trong cả hai dự án luật này chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật là quản lý nhà nước trong lĩnh vực này rất yếu” - ông Quyền khẳng định.
Cũng theo ông Quyền, rất nhiều chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bất động sản và nhà ở, đó là các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhà đầu tư, nhà bảo hành, nhà khai thác, bảo dưỡng, khách hàng… Nếu tranh chấp xảy ra có thể liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần phân định rõ hơn trách nhiệm của từng đối tượng. Riêng với cơ quan quản lý nhà nước và nhà quản lý cụ thể, cần quy định rất chặt chẽ về quy hoạch, kế hoạch, sao cho khi nhà quản lý muốn thay đổi quy hoạch thì phải có tiêu chí rõ ràng. “Đường Trường Chinh, Hà Nội là một ví dụ, phải có tiêu chí xác định đường thẳng hoặc đường cong, chứ không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý được”- ông Quyền nói.
Liên quan đến dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), đại biểu Trần Du Lịch cho rằng hiến pháp quy định mọi người có quyền có nhà ở là một tiến bộ, nhưng có nên theo hướng tạo lập chính sách để mọi người sở hữu nhà ở không, hay tập trung chính sách của Nhà nước làm sao để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở. Nếu đồng thuận với quan điểm này thì nhà ở xã hội phải tính khác, không thể một người lương không đủ sống nhưng cứ phải đeo đuổi mua nhà. Do đó, Nhà nước tạo điều kiện tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà cho thuê giá rẻ cho các đối tượng, chưa cần khuyến khích sở hữu nhà ở.
Cũng theo ông Lịch, trách nhiệm phát triển nhà ở chủ yếu là chính quyền địa phương nên luật phải ràng buộc trách nhiệm này, đồng thời đặt vấn đề “chúng ta có mạnh dạn làm theo cách là nguồn thu từ xổ số kiến thiết chỉ để xây dựng nhà ở cho thuê, không được làm chuyện khác”. Đại biểu Huỳnh Thành Lập - trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - cũng cho rằng mục tiêu chính của Luật nhà ở (sửa đổi) là tạo ra chính sách để xây thật nhiều nhà cho dân, đồng thời ủng hộ quan điểm chú trọng chính sách để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở.
Kiểm soát tiền “mua nhà trên giấy”
Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng các quy định về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai vẫn chưa làm rõ được cơ chế đảm bảo nguồn vốn huy động ứng trước của người mua nhà sẽ được sử dụng đúng mục đích. Theo ông Nam, cần quy định rõ trong luật là tiền ứng trước mua nhà của người mua nhà phải được ký gửi tại một tổ chức tín dụng và chỉ được dùng để thanh toán cho công trình đó, giải ngân theo tiến độ của công trình có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng. Ngoài ra, chỉ cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng) vì đây là lúc doanh nghiệp đã đầu tư khoản tiền lớn để giải phóng mặt bằng nên rất cần vốn để triển khai dự án.
Ông Nam cũng đề nghị quy định cụ thể về việc góp vốn và phân biệt rõ hai hình thức huy động vốn và mua bán nhà hình thành trong tương lai, giai đoạn nào thì bắt buộc phải ký hợp đồng mua bán nhà ở. “Với các dự án xây dựng nhà ở hay nhà ở đang xây dựng trong dự án sẽ được thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay vốn, thời hạn giải chấp sẽ phải thực hiện trước khi chủ đầu tư dự án hay các tổ chức, cá nhân tiến hành ký hợp đồng mua bán, cho thuê với khách mua nhà. Ngoài ra, cũng cần khống chế số lần chuyển nhượng và một số điều kiện ràng buộc khác, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng chuyển nhượng tràn lan, trốn thuế” - ông Nam phân tích.
Ông Phạm Huy Hùng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietinbank, đại biểu TP Hà Nội) cũng cảnh báo về tình trạng “tay không bắt giặc”. Chẳng hạn, có những chủ đầu tư ăn mặc đẹp, đi xe xịn, xách cặp rất oai nhưng nợ như chúa chổm, họ chỉ ép mấy cái cọc là bán, thu tiền nhiều lắm mà tiền đi đâu không biết.
“Cho nên chỗ này cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để hạn chế rủi ro”- ông Hùng nói. Theo ông Lịch, cần đặt dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong mối quan hệ với Luật doanh nghiệp (sửa đổi), tinh thần là mọi người có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng đây có phải là loại hình kinh doanh có điều kiện không, người VN định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản đến mức nào…
* Đại biểu CHU SƠN HÀ (Hà Nội): Không dùng ngân sách xây nhà công vụ Quỹ nhà công vụ để bố trí cho cán bộ khi luân chuyển công tác, nhận nhiệm vụ là cần thiết. Tuy nhiên, tôi đề nghị không bỏ ngân sách ra để xây nhà công vụ nữa, mà để cho doanh nghiệp xây dựng nhà công vụ cho thuê giá thương mại và Nhà nước chỉ bỏ phần tiền trợ giá thuê. Khi thôi nhiệm vụ thì cơ quan thông báo đến doanh nghiệp cho thuê để doanh nghiệp đòi lại nhà hoặc cơ quan cắt tiền trợ giá thuê nhà. |
Tin khác
- Nữ tỷ phú Trung Quốc muốn mua tòa nhà đắt nhất nước Mỹ (01-08-2014 - Đã xem: 1584)
- Phó thống đốc: 'Tất cả tiền gửi tại Ngân hàng Xây dựng được đảm bảo' (01-08-2014 - Đã xem: 1599)
- 'Cứ mua nhà dưới 1 tỷ là được vay lãi suất 5%' (31-07-2014 - Đã xem: 1459)
- Choáng với khoản nợ của đại gia bất động sản Bạch Diệp (31-07-2014 - Đã xem: 1798)
- Cần đến 14 năm làm thủ tục để đầu tư một resort? (31-07-2014 - Đã xem: 1626)
- 7 điều nên tránh trong phong thủy nhà ở (31-07-2014 - Đã xem: 1539)
- Tp.HCM triển khai cấp giấy cho nhà đất phân lô hộ lẻ ở Hóc Môn (30-07-2014 - Đã xem: 1820)
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trúng đấu giá (29-07-2014 - Đã xem: 1612)
- 50 triệu đồng có xây dựng được thương hiệu quần áo riêng? (29-07-2014 - Đã xem: 1513)
- 1,5 tỷ đồng đầu tư vào đâu để sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm? (29-07-2014 - Đã xem: 1793)
- Những dự án nghỉ dưỡng 'chết' ở ven biển Đà Nẵng (29-07-2014 - Đã xem: 1411)
- Hà Nội: Bồi thường nhà ở cao nhất 7,2 triệu đồng/m2 (28-07-2014 - Đã xem: 1521)
- Mua nhà sở hữu chung: rủi ro rình rập (28-07-2014 - Đã xem: 1571)
- Vay ngân hàng mua bất động sản (25-07-2014 - Đã xem: 1609)
- Vì sao TP.HCM bán được hơn 6.000 căn hộ? (25-07-2014 - Đã xem: 1492)
- Nghe cánh mày râu chia sẻ sai lầm để đời về sơn sửa nhà (23-07-2014 - Đã xem: 1481)
- Phó thủ tướng: 'Không đâu bán hàng lậu công khai như VN' (23-07-2014 - Đã xem: 1435)
- Giá vàng tiếp đà giảm vì căng thẳng Ukraine hạ nhiệt (23-07-2014 - Đã xem: 1446)
- Dự án địa ốc hồi sinh nhờ ngân hàng mở hầu bao (23-07-2014 - Đã xem: 1493)
- Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản (22-07-2014 - Đã xem: 1502)
- Muốn bán nhà trên giấy, chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh (22-07-2014 - Đã xem: 1457)
- Thành phố Lạng Sơn thành 'biển' rác sau trận lụt lịch sử (22-07-2014 - Đã xem: 1599)
- Hơn 300 dự án ở Hà Nội vi phạm về đất đai (21-07-2014 - Đã xem: 1491)
- Xử lý lấn chiếm phần thông hành địa dịch nhà hàng xóm (18-07-2014 - Đã xem: 1805)
- Hướng của nhà chung cư (18-07-2014 - Đã xem: 1626)
- Căn hộ dưới 1 tỉ đồng làm khuynh đảo thị trường (16-07-2014 - Đã xem: 1465)
- Mỗi tuần một con số (16-07-2014 - Đã xem: 1487)
- Từ 1/8, người mua chung cư phải nộp tiền đất (14-07-2014 - Đã xem: 1523)
- Bộ trưởng Xây dựng: Lãi suất của gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn cao (11-07-2014 - Đã xem: 1340)
- Kiếm 10 tỷ USD từ ý tưởng “chia sẻ căn hộ” (10-07-2014 - Đã xem: 1537)
- Giá nhà TP HCM tiếp đà giảm, giao dịch tăng (09-07-2014 - Đã xem: 1525)
- TPHCM: 34.000 nhà, đất mua bán giấy tay sẽ được cấp sổ (09-07-2014 - Đã xem: 1538)
- EVN thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản (08-07-2014 - Đã xem: 1487)
- Tiền nhàn rỗi đầu tư vào đâu sinh lời nhất? (08-07-2014 - Đã xem: 1620)
- 2 tỷ đồng nhàn rỗi đầu tư nhà nát hay căn hộ cao cấp cho thuê? (08-07-2014 - Đã xem: 1664)
- 'Nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu lừa đảo' (07-07-2014 - Đã xem: 1580)
- Vay tiền mua nhà: Cảnh giác với lãi suất 'bèo' (07-07-2014 - Đã xem: 1618)
- 'Nhà ở xã hội không rủi ro như người ta nghĩ' (07-07-2014 - Đã xem: 1535)
- Phân khúc căn hộ: 'Kẻ buông mồi, người thổi giá' (07-07-2014 - Đã xem: 1481)
- Gần 700 triệu đôla vốn ngoại đổ vào bất động sản (05-07-2014 - Đã xem: 1478)
- Thủ tướng cho phép mở rộng đối tượng vay gói 30.000 tỷ đồng (05-07-2014 - Đã xem: 1543)
- Đại gia Việt 'thâu tóm' Khách sạn Daewoo (03-07-2014 - Đã xem: 1538)
- Phó GĐ Sở: “Cò sổ đỏ đến tận nhà tôi mời mọc (03-07-2014 - Đã xem: 1660)
- 5 lỗi nên tránh khi thiết kế nhà vệ sinh (02-07-2014 - Đã xem: 1619)
- Quần thể Tràng An trở thành di sản thế giới kép (02-07-2014 - Đã xem: 1482)
- Việt Nam lại đoạt giải nhất duy nhất về kiến trúc của châu Á (02-07-2014 - Đã xem: 1475)
- Ông Nguyễn Văn Đực "phản pháo" về tồn kho BĐS của Bộ Xây dựng (30-06-2014 - Đã xem: 1612)
- Bộ Xây dựng muốn triệt tiêu việc thổi giá địa ốc (30-06-2014 - Đã xem: 1563)
- Doanh nghiệp bất động sản lại kêu bạc mặt vì thủ tục dự án (30-06-2014 - Đã xem: 1616)
- Đã có hơn 49 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản Việt Nam (28-06-2014 - Đã xem: 1656)
- TP HCM thanh tra dự án Thảo Loan tại khu Trung Sơn (28-06-2014 - Đã xem: 1686)
- Luật Đất đai 2013: (27-06-2014 - Đã xem: 1710)
- Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi trong đó có nội dung mở rộng đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được các công ty địa ốc ủng hộ và cho biết, họ đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài khi các thủ (27-06-2014 - Đã xem: 1456)
- Buôn nhà nát lãi bạc tỷ (27-06-2014 - Đã xem: 1493)
- Bất động sản sẽ không đổ vỡ trước căng thẳng Biển Đông’ (26-06-2014 - Đã xem: 1629)
- Mua bán nhà ‘trên giấy’ phải có bảo lãnh (26-06-2014 - Đã xem: 1577)